Trong kinh doanh, việc quan trọng nhất của một doanh nghiệp chính là lợi nhuận và thua lỗ. Vì thế, dù là cửa hàng nhỏ hay thậm chí là những cơ sở sản xuất, các công ty lớn luôn cần một bộ phận phụ trách tính toán từ thu chi ngân sách đến lương nhân viên,… Chính vì thế công việc kế toán đã ra đời. Đến nay, ngành kế toán vẫn luôn là ngành học hot mà ra trường dễ xin việc có mức thu nhập cao. Vậy học kế toán học trường nào là phù hợp?

Nếu bạn có đam mê với những con số hoặc yêu thích và xác định theo ngành kế toán. Hãy dành thời gian nghiên cứu các thông tin về ngành kế toán trong bài viết. Bạn sẽ biết được kế toán nên học trường nào, kế toán học những gì, kế toán là làm gì? Nhờ đó có thể chủ động chuẩn bị những hành trang tương lai cho mình.
Kế toán là gì? Nghề kế toán là làm gì?
Kế toán có lẽ là một ngành nghề không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Kế toán là công việc thống kê, tính toán và ghi chép sổ sách về mọi hoat động thu chi của một doanh nghiệp. Nói đơn giản thì đây là một công việc xoay quanh tiền bạc. Một công việc làm giờ hành chính và làm tại văn phòng. Rất phù hợp cho các bạn đam mê về những con số, nhanh nhạy trong tính toán.
1. Công việc của nhân viên kế toán
- Thống kê và tổng hợp những khoản tiền đã thu chi để tính ra công ty lợi nhuận hay thua lỗ.
- Tính lương, thưởng cho cán bộ nhân viên.
- Làm các báo cáo thuế
- Làm các báo cáo nội bộ cho công ty
- Phân bổ tiền quỹ
- Quản lý công nợ
- Quản lý hàng tình trạng kho hàng.
- Quản lý cơ sở vật chất, văn phòng phẩm cho công ty
- Tính toán giá thành sản phẩm
- v…v…v…
Kế toán phải làm rất nhiều đầu việc. Vì vậy phòng kế toán thường có 3 nhân sự trở lên và mỗi người sẽ phụ trách một mảng, tương ứng với các vị trí kế toán thuế, kế toán nội bộ, kế toán kho, kế toán bán hàng, kế toán tài chính và kế toán quản trị. Một số doanh nghiệp chỉ tuyển 1 kế toán phụ trách chung và out source để tối ưu hóa ngân sách.
Ngoài phân loại kế toán theo chức năng như trên, người ta còn phân loại kế toán theo nơi làm việc. Đó là kế toán doanh nghiệp, kế toán ngân hàng, kế toán quốc tế,…
2. Kế toán học những gì?
Ngành kế toán những môn học đại cương như tất cả các ngành khác (triết học, pháp luật,…). Và các những môn học chuyên ngành để có nền móng kiến thức vững chắc, giúp ta trở thành một kế toán viên thực thụ. Sau đây ESA sẽ liệt kế một số môn học chuyên ngành các em sẽ phải học sau này.
- Nguyên lý kế toán
- Báo cáo tài chính
- Kinh tế vi mô
- Kế toán chi phí
- Phân tích ngân sách
- Đạo đức nghề nghiệp
- v…v…v…
Khi học ngành kế toán ngoài các môn học về thống kê, liệt kê, ghi chép tính toán. Ngoài ra bạn còn được học một số kỹ năng như :
- Những kiến thức nền tảng về kinh doanh và quản lý.
- Kiến thức chuyên môn .
- Hệ thống các chuẩn mực về kế toán và kiểm toán quốc tế và Việt Nam.
- Chế độ kế toán áp dụng trong một số các lĩnh vực về kinh tế.
- Kỹ năng thu thập, xử lý, kiểm tra và sau đó cung cấp các thông tin về tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh. Để từ đó đánh giá và đưa ra chiến dịch kinh doanh tiếp theo.
- Ngoài ra, còn được học một số các kĩ năng mềm như giao tiếp, đàm phán, làm việc theo nhóm,…
- Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0, các phần mềm hỗ trợ (Excel, MISA, Bravo,…) ngành kế toán cũng rất phát triển. Để tăng hiệu suất công việc và để dễ dàng lưu trữ, quản lý dữ liệu, các công ty yêu cầu bộ phận kế toán phải làm việc với các phần mềm này. Vì thế nếu muốn trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp thì bạn cần phải học thêm cách sử dụng các phần mềm hỗ trợ.
Những cơ hội và thách thức khi theo học kế toán
Sự nghiệp ngành kế toán có rộng mở không? Làm trong ngành này có nhiều tiền không? Hãy đọc các ưu điểm của ngành kế toán để tìm câu trả lời
1. Rèn luyện trí não
Công viêc của kế toán đi liền với các con số. Làm việc với các con số nhiều sẽ khiến bạn có tư duy nhạy bén hơn. Ngành này đòi hỏi sự chính xác cao. Vì thế dần dần bạn sẽ rèn luyện được tính tỉ mỉ trong cả công việc và cách sống. Và biến cuộc sống của bạn trở nên hoàn hảo hơn, tốt đẹp hơn.
2. Được làm việc trong môi trường sạch sẽ
Những bạn thích công việc hành chính văn phòng. Sáng đi tối về, không bị ép doanh số thì lựa chọn ngành kế toán là chuẩn bài rồi. Các kế toán viên chủ yếu làm việc trong văn phòng đầy đủ tiện nghi, ít khi phải làm việc bên ngoài. Nghề kế toán từ những dịp thanh tra thuế thì không quá bận, không phải tăng ca liên miên.
3. Có thể làm thêm tại nhà
Một số công ty tiết kiêm ngân sách chỉ tuyển 1 kế toán phụ trách chung. Sau đó tuyển thêm một số CTV bên ngoài làm dưới sự quản lý của kế toán công ty. Nếu buổi tối hoặc cuối tuần rảnh rỗi, bạn có thể nhận các dự án này để kiếm thêm thu nhập. Làm vài ba dự án ở nhà chẳng mấy mà tậu được nhà, được xe.
4. Có sự hỗ trợ của các công cụ
Ngoài ra nhờ vào nền công nghiệp 4.0, các ứng dụng công cụ tính toán thông kê ngày càng thông minh hơn giúp cho công việc kế toán nhàn rỗi hơn, hiệu quả hơn. Nhờ đó bạn sẽ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hoặc làm thêm hơn.
Nghề nào cũng thế, cũng có những khó khăn. Vậy khó khăn, thách thức của ngành kế toán là gì? Câu trả lời sẽ có ngay ở phần tiếp theo.
1. Cầu ít nhưng Cung lại nhiều
Kế toán có một thời gian rất hot. Người người thích học kế toán, nhà nhà muốn cho con học kế toán. Vì thế mỗi năm có hàng chục ngàn sinh viên kế toán tốt nghiệp. Trong khi số công ty, doanh nghiệp tăng lên mỗi năm chỉ dừng ở con số hàng chục, hàng trăm. Cung không đủ cầu, dẫn đến nhiều sinh viên ngành kế toán ra trường không tìm được việc làm.
2. Mức lương ban đầu không cao
Mức lương khởi điểm của kế toán khoảng 6.000.000 VNĐ/ tháng. Nếu làm ở công ty lớn và bạn có khả năng ngoại ngữ tốt, bạn có thể nhận được mức lương cao hơn, khoảng 8.000.000 VND/ tháng.
Kế toán học trường nào là phù hợp nhất cũng là một câu hỏi lớn, một thách thức lớn. Nếu chỉ học ở trường, không đi thực tập, không đi làm thêm, không thành thạo các phần mềm kế toán thì rất khó xin việc. Cho nên muốn làm việc ở những công ty, tập đoàn lớn, bạn cần có “tấm bằng” đẹp để kéo dài khoảng cách với các ứng viên khác.
Kế toán học trường nào là phù hợp nhất ?

Các bạn học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông muốn mau chóng ra trường và tìm việc làm thì trường dạy nghề kế toán sẽ là con đường ngắn nhất. Đến với các trường nghề, bạn sẽ được đào tạo một cách căn bản về ngành kê toán. Song song với đó, là bạn sẽ được thực tập, thực hành luôn những gì mình đã học. Tuy nhiên học trường nghề, trung cấp ,cao đẳng bạn sẽ không được học hoặc chỉ học nhập môn một số môn học chuyên ngành dẫn đến không làm được một số nghiệp vụ kế toán tương ứng.
1. Một số những trường nghề dạy kế toán như:
- Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề Thanh Xuân
- Trung tâm kế toán Hà Nội
- Kế toán Thiên Ưng
- Hệ thống đào tạo thực tế VINATRAIN
2. Một số những trường học trung cấp kế toán như:
- Trường Trung cấp Bách khoa Sài Gòn
- Trường Trung cấp Tin học Tài chính Kế toán Hà Nội
- Trường Trung cấp tài chính Hà Nội
- Trường Trung cấp kế toán Hà Nội
3. Một số trường Cao đẳng đào tạo ngành kế toán:
- Cao đẳng kinh tế đối ngoại
- Trường cao đẳng Kế toán Hà Nội
- Cao đẳng thương mại và du lịch Hà Nội
- Trường cao đẳng Kế toán Tài chính Ngân Hàng
4. Một số trường Đại học đào tạo ngành kế toán chất lượng:
- Trường Đại học Kinh tế quốc dân
- Trường Học viện Tài chính
- Trường Đại học Ngoại thương
- Đại học Công nghệ Đông Á
- Trường Đại học Thương mại
- Trường Học viên Ngân hàng
5. Du học ngành kế toán

Nếu bạn hỏi ESA “kế toán nên học trường nào” thì ESA sẽ trả lời chắc nịch rằng du hoc là tốt nhất. Bởi:
- Bằng cấp khác biệt hẳn với đại đa số ứng viên. Hồ sơ của bạn chắc chắn sẽ được chú ý hơn, lấy được nhiều thiện cảm hơn.
- Được các giáo sư hàng đầu thế giới giảng dạy, chỉ bảo.
- Được thực tập ở những công ty siêu to khổng lồ. Nhờ thế bạn sẽ học được tác phong chuyên nghiệp, có được những mối quan hệ siêu chất lượng. Đây là cơ hội lớn cho con đường sự nghiệp sau này.
- Được học ở nơi có cơ sở vật chất tốt nên quá trình học tập sẽ dễ dàng hơn.
Tóm lại du học ngành kế toán trở về bạn sẽ nổi bật hơn rất nhiều. Những bạn du học sinh thường được trả lương cao hơn. Đặc biệt là được ưu tiên cân nhắc vào các vị trí đầu não.
Chương trình du học ngành kế toán rất đa dạng, từ dự bị đại học đến thạc sĩ, để tìm hiểu thêm, mời bạn click vào đây.
Đừng để nỗi lo kế toán học trường nào, sau này kiếm được bao nhiêu tiền ngăn cản đam mê của bạn. Theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn. Chúc bạn có một kỳ thi tuyển sinh thành công!